Thắc mắc về việc đóng BHXH cho cộng tác viên này của anh Trần Quang Thái,ợpđồngcộngtácviêncóphảiđóngBHXHkhôposeidon slot nhân sự tại một công ty về sản xuất tại TP.HCM.
Theo BHXH TP.HCM, hiện quy định tại khoản 1 điều 13 bộ luật Lao động năm 2019 có nêu: "Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động".
Do đó, nếu hợp đồng cộng tác viên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên (tức có điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên) thì được coi là hợp đồng lao động và phải đóng BHXH bắt buộc.
Theo quy định hiện nay thì diện phải tham gia BHXH bắt buộc gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Người làm việc hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Tuy nhiên, BHXH TP.HCM cũng lưu ý trường hợp mà hợp đồng cộng tác viên không phải hợp đồng lao động, thay vào đó được xem là hợp đồng dịch vụ. Và trường hợp này không phải đóng BHXH bắt buộc do không có điều kiện, quyền và nghĩa vụ các bên.
Cụ thể, điều 513 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau: "Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ".